Hóa chất công nghiệp
Natri Hiđroxit - NaOH 99%
-
-
1
đánh giá
- Mã sản phẩm: NAOH
- Trạng thái: Còn hàng
- Mô tả sản phẩm :
☑ NaOH 99% - Mua hàng
- Chi tiết sản phẩm
- Ứng dụng và đặc điểm
- Liên hệ đặt hàng
NaOH là gì?
Natri hiđroxit hay hyđroxit natri (công thức hóa học NaOh, trong hóa chất công nghiệp thường gọi là NaOH 99%, tên tiếng anh là Caustic Soda Flakes), ở nước ta hay gọi dưới cái tên là xút hoặc xút ăn da, là một hợp chất vô cơ của natri. Khi hòa tan trong nước, NaOH tạo thành dung dịch kiềm mạnh có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da.
Tính chất vật lý của Caustic Soda Flakes
- Hydroxit natri dạng tinh khiết là chất rắn có màu trắng, thường ở dạng viên, vảy hoặc hạt hay ở dạng dung dịch bão hòa 50%.
- Rất dễ hấp thụ CO2 trong không khí, do đó cần bảo quản sản phẩm này trong bình có nắp kín.
- Rất dễ hòa tan với nước và giải phóng một lượng nhiệt rất lớn.
- Dễ hòa tan trong etanol metanol, ete và các dung môi không phân cực, và để lại màu vàng trên giấy và sợi.
Tính chất hóa học của NaOH
Do là một bazo mạnh nên nó mang đầy đủ tính chất của một bazo như:
- Phản ứng với các axít và ôxít axít tạo thành muối và nước
- Phản ứng với cacbon điôxít
- Phản ứng với các axít hữu cơ tạo thành muối của nó và thủy phân este
- Phản ứng với kim loại mạnh tạo thành bazơ mới và kim loại mới:
- Phản ứng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới.
NHẬN DẠNG ĐẶC TÍNH NGUY HIỂM CỦA HÓA CHẤT
1. Mức xếp loại nguy hiểm: Dạng nguy hiểm, Hạng 1 Ăn mòn và gây phỏng rộp da
- Tỷ lệ J.T. Baker SAF-T-DATA (để tham khảo):
- Sức khỏe: 3 - Cao (độc);
- Dễ cháy: 0 – không cháy;
- Phản ứng : 2 - Trung bình
2. Cảnh báo nguy hiểm
- Tổng quan: Là chất độc hại. Nguy hiểm. ăn mòn, có thể gây chết người nếu nuốt phải. Hít phải gây hại.
- Gây bỏng nếu tiếp xúc. Phản ứng với nước, axit và các nguyên vật liệu khác.
- Lưu ý khi tiếp xúc, bảo quản, sử dụng: Lưu trữ trong thùng kín. Lưu trữ tại nơi khô ráo, thoáng mát, riêng biệt và thông gió tốt, tránh xa nơi có thể gây cháy. Tránh Nhiệt, độ ẩm và tránh các vật tương khắc. Sàn nhà phải chống lại axit. Bảo vệ để tránh sự nguy hại về mặt cơ lý. Khi hòa tan, luôn luôn tuân thủ thêm xút ăn da vào nước chứ không bao giờ được làm ngược lai. Sử dụng thiết bị và dụng cụ không phát lửa.
- Không tẩy rửa, sử dụng thùng chứa vì mục đích khác. Khi mở những thùng chứa kim loại không dùng những dụng cụ đánh lửa. Những thùng chứa khi hết vẫn có thể gây hại nếu chúng chứa bụi căn. Tuân thủ các cảnh báo và hướng dẫn cho sản phẩm. Không lưu trữ cùng nhôm và mangan. Không trộn cùng axit hoặc chất hữu cơ. Sử dụng đúng phương tiện bảo vệ cá nhân. Sử dụng thiết bị bảo hộ phù hợp theo giới hạn tiếp xúc không khí.
3. Các đường tiếp xúc và triệu chứng
- Đường mắt: Gây di ứng có thể gây bỏng làm mù lòa;
- Đường thở: Gây dị ứng nghiêm trọng. Hít phải bụi có thể gây dị ứng nhẹ hoặc ảnh hưởng đến đường hô hấp, tùy thuộc theo mức độ hít phải. Triệu chứng bao gồm: Hắt hơi, sổ mũi, đau họng. Có thể gây viêm phổi.
- Đường da: Gây di ứng hoặc bỏng hoặc tạo thành sẹo;
- Đường tiêu hóa: Nếu nuốt phải có thể gây cháy miệng, họng, dạ dày. Có thể gây ra nhiều sẹo hoặc gây chết. Triệu chứng bao gồm: Chảy máu, nôn, tiêu chảy, hạ huyết áp.;
BIỆN PHÁP SƠ CỨU VỀ Y TẾ
1. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt (bị văng, dây vào mắt)
Rửa mắt bằng một lượng nước lớn ít nhất 15 phút trong khi liên tục đẩy mi mắt trên và dưới sau đó dùng dung dịch axít acetic 0,1% rửa đến khi pH ~7 ngừng rửa. Phải gọi bác sỹ ngay lập tức.
2. Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da)
Ngay lập tức thảo bỏ hết quần áo, giầy,… bị hóa chất bắn vào, phải giặt sạch chúng trước khi đưa vào sử dụng lại. Rửa thật kỹ lưỡng bằng một lượng nước lớn ít nhất 15 phút hoặc dùng dung dịch Axít acetic 2,5% rửa đến khi kiểm tra pH ~7, băng bó vết thương chuyển cơ sở y tế kiểm tra điều trị. Sau đó gọi bác sỹ ngay lập tức
3. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp (hít thở phải hóa chất nguy hiểm dạng hơi, khí)
Chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm tới nơi thoáng mát. Nếu nạn nhân khó thở cho nạn nhân thở bình oxy. Phải hô hấp nhân tạo ngay nếu nạn nhân ngừng thở. Giữ thật thoải mái và chuyển ngay tới bệnh viện gần nhất.
4. Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa (ăn, uống nuốt nhầm hóa chất)
Nếu nuốt phải, giữ thật thoải mái. Sau đó uống nhiều nước hoặc nước chanh. Lưu ý không được cho vào miệng nạn nhân bất cứ vật gì. Và ngay lập tức phải chuyển ngay tới bệnh viện gần nhất và có sự điều trị của bác sỹ.
5. Lưu ý đối với bác sĩ điều trị (nếu có) : Không được gây nôn cưỡng bức
BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI CÓ HỎA HOẠN
1. Xếp loại về tính cháy (dễ cháy, rất dễ cháy hoặc cực kỳ dễ cháy, không cháy, khó cháy…)
Không được coi là chất dễ cháy. Chất này khi nung chảy hoặc nóng phản ứng với nước. Có thể phản ứng mạnh với kim loại tạo thành khí dễ cháy.
2. Sản phẩm tạo ra khi bị cháy: có thể phản ứng mạnh với kim loại nhôm tạo thành khí dễ cháy
3. Các tác nhân gây cháy, nổ (tia lửa, tĩnh điện, nhiệt độ cao, va đập, ma sát …) Không được coi là chất dễ cháy và nổ
4. Các chất dập cháy thích hợp và hướng dẫn biện pháp chữa cháy, biện pháp kết hợp khác
Sử dụng bất kỳ phương tiện chữa cháy nào.
5. Phương tiện, trang phục bảo hộ cần thiết khi chữa cháy
Nếu cháy, Mũ chùm đầu, mặc quần áo bảo hộ chống thấm nước, ủng, găng tay cao su, mặt nạ kín với áp lực tiêu chuẩn. Có thể phun nước để làm mát thùng chứa.
6. Các lưu ý đặc biệt về cháy, nổ (nếu có)
Có thể phản ứng mạnh với kim loại nhôm tạo thành khí hydro dễ cháy. Sodium hydroxide phản ứng để tạo thành sản phẩm nổ với ammonia+ bạc nitrat. Sodium hydroxide + tetrahydroborate, có thể chứa peroxit, có thể gây vụ nổ nghiêm trọng. Hôn hợp khô natri hydroxit và trichlorophenol +methyl alcohol + trichlorobenzene + nhiệt để gây ra một vụ nổ.
BIỆN PHÁP PHÕNG NGỪA, ỨNG PHÓ KHI CÓ SỰ CỐ TRÀN ĐỔ, RÒ RỈ
1. Khi tràn đổ, dò rỉ ở mức nhỏ
Giới hạn tiếp xúc với không khí
- Giới hạn tiếp xúc cho phép theo OHSA (PEL) 2 mg/m3 tối đa
- ACGGIH giới thiệu giá trị ngưỡng: 2 mg/m3(TWA) tối đa;
- Trang bị đồ dùng bảo hộ cá nhận đầy đủ và thích hợp theo tiêu chuẩn NIOSH.
- Phải có hệ thống thông gió tốt để khống chế sự bay hơi và phân tán trong khu vực làm việc.Cô lâp vùng bị tràn hóa chất nguy hiểm. Chứa hoặc lấy lại hóa chất nếu có thể.
- Không để tràn hóa chất vào cống tràn thoát nước. Những chất còn lại do tràn, rò rỉ thì có thể pha loãng với nước, trung hòa với axit lãng như axit acetic rồi dùng nước xối rửa sạch mặt bằng nơi tràn chảy hóa chất. Thẩm thấu ăn mòn còn lại bằng đất dét, chất trơ khác và để trong thùng chứa thích hợp để đem tiêu hủy.
2. Khi tràn đổ, dò rỉ lớn ở diện rộng
- Trang bị đồ dùng bảo hộ cá nhận đầy đủ và thích hợp theo tiêu chuẩn NIOSH.
- Phải có hệ thống thông gió tốt để khống chế sự bay hơi và phân tán trong khu vực làm việc. Cô lâp vùng bị tràn hóa chất nguy hiểm. Chứa hoặc lấy lại hóa chất nếu có thể.
- Không để tràn hóa chất vào cống tràn thoát nước. Những chất còn lại do tràn, rò rỉ thì có thể pha loãng với nước, trung hòa với axit lãng như axit acetic. Thẩm thấu ăn mòn còn lại bằng đất dét, chất trơ khác và để trong thùng chứa thích hợp để đem tiêu hủy
- Hoặc dùng cát, đất tạo bờ chắn xung quanh không để hóa chất chảy lan rộng, dùng dụng cụ múc thu gom chứa vào thiết bị chứa khác chở về nơi sản xuất xử lý, sau đó dùng axit pha loãng hoặc phèn trung hòa, phun nước làm sạch nơi bị tràn chảy.
Xem chi tiết Biện pháp phòng ngừa khi có sự cố về NaOH
YÊU CẦU VỀ CẤT GIỮ
1. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất nguy hiểm (thông gió, chỉ dùng trong hệ thống kín, sử dụng thiết bị điện phòng nổ, vận chuyển nội bộ…)
Sử dụng thiết bị và dụng cụ không phát lửa, có hệ thống thông gió tốt để kiểm soát và ngăn ngừa tràn đổ, rò rỉ hoá chất trong khu vực làm việc. Nên sử dụng ống dẫn khí để giữ sự tiếp xúc nằm trong giới hạn. Găng tay, ủng, kính, áo khoác, tạp dề hoặc quần áo liền mảnh cần phải được sử dụng khi tiếp xúc với Natri Hiđroxit.
2. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản (nhiệt độ, cách sắp xếp, các hạn chế về nguồn gây cháy, nổ, các chất cần tránh bảo quản chung…)
- Lưu trữ trong thùng kín tại nơi khô ráo, thoáng mát, riêng biệt và thông gió tốt, tránh xa nơi có thể gây cháy.
- Tránh nhiệt, độ ẩm và tránh các vật tương khắc. Bảo quản tránh sự hư hại về mặt cơ lí. Khi hoà tan, luôn tuân thủ thêm xút ăn da vào nước chứ không bao giờ được làm ngược lại. Không tẩy rửa, sử dụng thùng chứa vì mục đích khác. Khi mở những thùng chứa kim loại không dùng những dụng cụ đánh lửa. Những thùng chứa khi hết vẫn có thể gây hại vì chúng chứa bụi, cặn. Tuân thủ các cảnh báo và hướng dẫn cho sản phẩm. Không lưu trữ cùng nhôm, magiê, kẽm, Niken, hợp kim của chúng. Không trộn cùng axit hoặc chất hữu cơ
TÁC ĐỘNG LÊN NGƯỜI VÀ YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ BẢO VỆ CÁ NHÂN
1. Các biện pháp hạn chế tiếp xúc cần thiết (thông gió hoặc biện pháp giảm nồng độ hơi, khí trong khu vực làm việc, các biện pháp cách ly, hạn chế thời giờ làm việc …): Sử dụng hệ thống thông gió, tủ hút hoặc biện pháp giảm nồng độ hơi, khí trong khu vực làm việc. Sử dụng thiết bị bảo hộ phù hợp theo giới hạn tiếp xúc không khí:
- Giới hạn tiếp xúc cho phép theo OSHA (PEL): 2 mg/m3 tối đa.
- ACGIH giới thiệu giá trị ngưỡng: 2 mg/m3 (TWA) tối đa
2. Các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc
- Bảo vệ mắt: kính bảo hộ;
- Bảo vệ thân thể: Mặc quần áo BHLĐ, Quần áo dài tay;
- Bảo vệ tay: Găng tay chống hóa chất;
- Bảo vệ chân: Ủng chống hóa chất.
3. Phương tiện bảo hộ trong trường hợp xử lý sự cố: như phương tiện bảo hộ lao động Mũ chùm đầu, quần áo chống thấm, găng tay cao su, ủng
4. Các biện pháp vệ sinh (tắm, khử độc…)
Tắm rửa, vệ sinh thân thể sạch sẽ ngay sau khi sử dụng hay tiếp xúc với hoá chất. Phải có chỗ rửa mắt, thuốc hay thiết bị tẩy rửa, gần khu vực làm việc, dán kí hiệu cảnh báo nguy hiểm.
ĐẶC TÍNH LÝ, HÓA CỦA HÓA CHẤT
- Trạng thái vật lý: lỏng
- Màu sắc: Màu Trắng
- Điểm sôi (0C) 13880C
- Điểm nóng chảy (0C) 327,60C
- Mùi đặc trưng: không mùi
- Áp suất hóa hơi (mm Hg) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn: 0,16 mmHg
- Tỷ trọng hơi (Không khí = 1) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn: >1
- Độ hòa tan trong nước: 111g/100g nước
- Khối lượng riêng (kg/m3): 1356
- Độ PH: 13-14 (0,5% dung dịch)
- Mật độ tương đối: 2,13
1. Tính ổn định : ổn định ở điều kiện sử dụng và bảo quản bình thường. Rất hút ẩm. Có thể hút ẩm từ không khí và hình thành Natri cacbonat.
2. Khả năng phản ứng:
- Phản ứng phân hủy và sản phẩm của phản ứng phân hủy: Natri Hidroxit. Phân huỷ do phản ứng với các kim loại sẽ sinh ra khí hydro dễ cháy, nổ;
- Các phản ứng nguy hiểm (ăn mòn, cháy, nổ, phản ứng với môi trường xung quanh); Natri Hiđroxit phản ứng mạnh khi tiếp xúc với axit, các hợp chất halogen hữu cơ, đặc biệt là triclorethylen (C2HCl3)- loại dung môi để làm sạch. Tiếp xúc với nitromethan (CH3NO2) và các hợp chất nitro tương tự như vậy sẽ hình thành hỗn hợp muối không chịu va đập. Tiếp xúc với các kim loại như: nhôm, magiê, thiếc, kẽm có thể hình thành khí hyđro dễ cháy. Thậm chí Natri Hiđroxit trong dung dịch loãng cũng phản ứng mạnh với nhiều loại đường khác nhau sinh ra cacbon monoxit. Phải tuân thủ cảnh báo: kiểm tra không khí trong thùng chứa xem có cacbon monoxit hay không để đảm bảo an toàn cho người trước khi mở bình chứa
- Phản ứng trùng hợp: Không xảy ra.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THẠCH AN
Nhà phân phối uy tín, tốt nhất thị trường Việt Nam các nguyên liệu hóa chất, dược phẩm, vật tư khoa học công nghiệp và nguyên phụ liệu khác.
Hotline: 0906513788 – 0888558186
Địa chỉ:
Văn phòng Hà Nội:
11/132 Mai Dịch – Q. Cầu Giấy – Hà Nội
Văn phòng HCM:
87/7F Phường Tân Thuận Đông – Q7 – TP. Hồ Chí Minh
Nhà Máy Sản Xuất:
Cụm Công Nghiệp Phú Thị, Sơn Tây, Hà Nội
NaOH 99%
PRODUCT |
CAUSTIC SODA FLAKES |
|||||
QUANTITY |
96MT |
LOT NO. |
20090506 |
ANALYSIS DATE |
2009-05-06 |
|
PARAMETER |
STANDARD |
RESULT |
||||
NAOH |
99 |
99.12 |
||||
NA2CO3% |
0.50 |
0.45 |
||||
NACL |
0.03 |
0.029 |
||||
FE2O3 % |
0.005 |
0.004 |
||||
ANALYSIS RESULT |
|
QUALIFIED WITH JIN Q/BH 3039-1996 STANDARD |
||||
REMARK |
PACKING: 25KGS PP WOVEN BAG LINED WITH PLASTIC BAG……. 25MT/FCL |