Axit nitric - HNO3 68%

Hỗ trợ trực tuyến

Video

Chất tẩy rửa, hóa MP

Axit nitric - HNO3 68%

Giá bán : Liên hệ
  • Mã sản phẩm: TR01
  • Trạng thái: Hết hàng
  • Mô tả sản phẩm :
    ☑ Chất lỏng không màu, mùi hắc  
  • Mua hàng
  • Chi tiết sản phẩm
  • Ứng dụng và đặc điểm
  • Liên hệ đặt hàng

Tên sản phẩm:  Axit Nitric – HNO3 – Nitric acid

Công thức: HNO3

Xuất xứ : Hàn Quốc

Hàm lượng: HNO3 68%

Tiêu chuẩn kỹ thuật CAS: 7697 - 37 - 2

Ngoại Quan: Nitric acid là chất lỏng không màu, mùi hắc

hno3

HNO3 (hay còn có tên gọi là Axit Nitric, tên gọi quốc tế là Acid nitric, Nitric Acid) là một hợp chất vô cơ. Axit nitric dạng tinh khiết là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong môi trường không khí ẩm. Trong điều kiện tự nhiên, Acid nitric được hình thành trong những cơn mưa giông kèm với sấm chớp, nó cũng là một trong những tác nhân gây ra cơm mưa axit. Hóa chất HNO3 thương mại thường có nồng độ 68%, nếu HNO3 có nồng độ 86% còn được gọi với cái tên axit nitrit bốc khói

Theo Wiki

NHẬN DẠNG ĐẶC TÍNH NGUY HIỂM CỦA HÓA CHẤT 

1. Mức xếp loại nguy hiểm

- Tỷ lệ J.T. Baker SAF-T-DATA (để tham khảo):

- Tiếp xúc: 4- Rất cao.

- Sức khỏe: 4- Cao (độc).

- Dễ cháy: 0 – Không cháy;

- Phản ứng: 3 – Cao;

2. Cảnh báo nguy hiểm

- Là chất oxy hóa mạnh, nguy hiểm, chất lỏng độc, chất ăn mòn mạnh.

- Lưu ý khi tiếp xúc, bảo quản, sử dụng: Lưu trữ trong thùng kín, lưu trữ tại nơi kho mát, riêng biệt và thông gió tốt, Tránh xa nơi có thể gây cháy. Tránh nhiệt, độ ẩm và các chất tương khắc. Sàn nhà phải chống lại được axit. Tuân thủ các cảnh báo và hướng dẫn sản phẩm. Lưu trữ cùng các chất mang tính kiềm, kim loại. Sử đụng đúng phương tiện bảo hộ cá nhận và thiết bị bảo hộ phù hợp theo giới hạn tiếp xúc.

3. Các đường tiếp xúc và triệu chứng

- Đường mắt: Gây kích ứng có thể gây bỏng làm mù lòa;

- Đường thở: Gây kích ứng nghiêm trọng. Hít phải có thể gây khó thở và dẫn đến viêm phổi và tử vong. Triệu chứng khác bao gồm: Ho, nghẹt thở, kích ứng mũi và đường hô hấp;

- Đường da: Gây kích ứng, mẫn đỏ, đau và bỏng nặng;

- Đường tiêu hóa: nếu nuốt phải có thể gây cháy miệng, họng, dạ dày;


BIỆN PHÁP SƠ CỨU VỀ Y TẾ 

1. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt (bị văng, dây vào mắt): Rửa mắt bằng một lượng lớn ít nhất 15 phút trong khi liên tục đẩy mi mắt trên và dưới. phải gọi bác sỹ ngay lập tức.

2. Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da):

- Ngay lập tức tháo bỏ hết quần áo,… bị hóa chất bắn vào, phải giặt sạch chúng trước khi vào sử dụng lại.

- Rửa thật kỹ lưỡng bằng lượng nước lớn ít nhất 15 phút. Sau đó gọi bác sỹ ngay lập tức.

3. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp (hít thở phải hóa chất nguy hiểm dạng hơi, khí)

Chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm tới nơi thoáng mát. Nếu nạn nhân khó thở thì cho nạn nhân thở oxy. Phải hô hấp nhân tạo ngay nếu nạn nhân ngừng thở và chuyển nạn nhân đến bệnh viên gần nhất.

4. Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa (ăn, uống nuốt nhầm hóa chất): Nếu nuốt phải, giữ thật thoải mái, không được nôn mửa. Sau đó uống nhiều nước hơn sữa. Lưu ý không được cho vào miệng nạn nhân bất cứ vật gì khi bất tỉnh. Và ngay lập tức chuyển ngay đến bệnh viện gần nhất và có sự điều trị của bác sỹ.

BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI CÓ HỎA HOẠN

1. Xếp loại về tính cháy (dễ cháy, rất dễ cháy hoặc cực kỳ dễ cháy, không cháy, khó cháy…) Không được coi là chất dễ cháy. Chất này là chất oxy hóa mạnh, khi phản ứng sinh nhiệt mạnh có thể gây đánh lửa với các chất dễ cháy. Có thể phản ứng với các kim loại sinh ra khí H2 có thể gây nổ khi phối hợp với không khí

2. Sản phẩm tạo ra khi bị cháy: có phản ứng mạnh với kim loại tạo thành khí Hydro kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp dễ cháy nổ

3. Các tác nhân gây cháy, nổ: Phản ứng với kim loại tạo thành hỗn hợp dễ nổ.

4. Các chất dập cháy thích hợp và hướng dẫn biện pháp chữa cháy, biện pháp kết hợp khác : Sử dụng bất kỳ phương tiện chữa cháy nào. Có thể dùng nước

5. Phương tiện, trang phục bảo hộ cần thiết khi chữa cháy: Mặc đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động;

6. Các lưu ý đặc biệt về cháy, nổ (nếu có)

Có thể phản ứng mạnh với kim loại tạo thành khí Hydro dễ cháy trong không khí

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ KHI CÓ SỰ CỐ

1. Khi tràn đổ, dò rỉ ở mức nhỏ

Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động. Phải có hệ thống thông gió tốt để khống chế sự bay hơi và phân tán trong khu vực làm việc. Cô lập vùng bị tràn hóa chất nguy hiểm. Chứa hoặc lấy lại hóa chất nếu có thể. Không để tràn hóa chất vào công thoát nước. Những chất còn lại do tràn đổ, rò rỉ thì có thê pha loãng với nước, trung hòa với chất liệu kiềm (soda tro, vôi) sau đó hấp thụ với một vật liệu trơ. Và đặt trong một thùng chứa chất thải hóa học. Thấm chất ăn mòn còn lại đặt trong thùng chứa thích hợp để đem tiêu hủy.

2. Khi tràn đổ, dò rỉ lớn ở diện rộng

Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động. Phải có hệ thống thông gió tốt để khống chế sự bay hơi và phân tán trong khu vực làm việc. Cô lập vùng bị tràn hóa chất nguy hiểm. Chứa hoặc lấy lại hóa chất nếu có thể. Không để tràn hóa chất vào công thoát nước. Những chất còn lại do tràn đổ, rò rỉ thì có thê pha loãng với nước, trung hòa với chất liệu kiềm (soda tro, vôi) sau đó hấp thụ với một vật liệu trơ. Và đặt trong một thùng chứa chất thải hóa học. Thấm chất ăn mòn còn lại đặt trong thùng chứa thích hợp để đem tiêu hủy
 
YÊU CẦU VỀ CẤT GIỮ HÓA CHẤT HNO3

1. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất nguy hiểm (thông gió, chỉ dùng trong hệ thống kín, sử dụng thiết bị điện phòng nổ, vận chuyển nội bộ…)
Sử dụng thiết bị và dụng cụ không phát lửa, có hệ thống thông gió tốt để kiểm soát và ngăn ngừa tràn đổ, rò rỉ hóa chất trrong khu vực làm việc. Nên sử dụng ống dẫn khí để giữ sự tiếp xúc nằm trong giới hạn. Găng tay, ủng, kính, áo quần bảo hộ cần phải sử dụng khi tiếp xúc với hóa chất.

2. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản (nhiệt độ, cách sắp xếp, các hạn chế về nguồn gây cháy, nổ, các chất cần tránh bảo quản chung…)
Lưu trữ trong thùng kín tại nơi khô ráo, thoáng mát, riêng biệt và thông gió tốt, tránh xa nơi có thể gây cháy. Tránh nhiệt, độ ẩm và tránh các vật tương khắc. Bảo quản tránh sự hư hại về mặt cơ lý. Khi hòa tan, luôn tuân thủ thêm acid vào nước chứ không bao giờ được làm ngược lại. Không tẩy rửa, sử dụng thùng chứa vì mục đích khác. Không lưu trữ cùng kim loại. Không trộn cùng bazo hoặc chất hữu cơ.
 
TÁC ĐỘNG LÊN NGƯỜI VÀ YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ BẢO VỆ CÁ NHÂN

1. Các biện pháp hạn chế tiếp xúc cần thiết (thông gió hoặc biện pháp giảm nồng độ hơi, khí trong khu vực làm việc, các biện pháp cách ly, hạn chế thời giờ làm việc …)
Sử dụng hệ thống thông gió, tủ hút hoặc biện pháp làm giảm nồng độ hơi, khí trong khu vực làm việc. Sử dụng thiết bị bảo hộ phù hợp theo giới hạn tiếp xúc không khí;

2. Các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc

- Bảo vệ mắt: Kính bảo hộ;

- Bảo vệ thân thể: lá chắn chịu acid, quần áo dài tay;

- Bảo vệ tay: Găng tay an toàn hóa chất;

- Bảo vệ chân: Giày bảo hộ, ủng cao su;

3. Phương tiện bảo hộ trong trường hợp xử lý sự cố: sử dụng như phương tiện bảo hộ cá nhân;

4. Các biện pháp vệ sinh (tắm, khử độc…): tắm rửa, vệ sinh thân thể sạch sẽ ngay sau khi sử dụng hay tiếp xúc với hóa chất. Phải có thiết bị rửa mắt gần khu vực làm việc, dán ký hiệu cảnh báo nguy hiểm;


ĐẶC TÍNH LÝ, HÓA CỦA HÓA CHẤT NITRIC ACID

- Trạng thái vật lý: Lỏng

- Điểm sôi (0C) 122 độ C

- Màu sắc; Không màu đến hơi vàng (khi để lâu trong không khí)

- Điểm nóng chảy (độ C) -42 độ C

- Mùi đặc trưng: nghẹt thở

- Áp suất hóa hơi (mm Hg) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn: 48 mmHg ở 20 độ C

- Độ hòa tan trong nước: Hoàn toàn; 

- Độ PH : acid 

- Khối lượng riêng (kg/m3); 1.41 

- Mật độ hơi nước: 2-3

MỨC ỔN ĐỊNH VÀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA HÓA CHẤT AXIT NITRIC

1. Tính ổn định (độ bền nhiệt, độ nhạy với tác nhân ma sát, va đập…) Ổn định ở điều kiện sử dụng và bảo quản bình thường. Thùng chứa có thể bị nổ khi nung nóng;

2. Khả năng phản ứng:

- Phản ứng phân hủy và sản phẩm của phản ứng phân hủy: Khi nung nóng có thể bị phân hủy thành oxit Nitơ, khí Hydro,… Chúng sẽ phản ứng với nước, hơi nước gây ra nhiệt, khói độc và ăn mòn;

- Phản ứng trùng hợp: Không xảy ra.

- Phản ứng tương khắc: Với hầu hết kim loại, cacbua, sulfua hydro, nhựa thông và các chất hữu cơ dễ cháy;

- Nên tránh: Ánh sáng và nhiệt;

Các ảnh hưởng mãn tính với người (Ung thư, độc sinh sản, biến đổi gen …): Gây ung thư, chất sinh gây ung thư NTP


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THẠCH AN

Nhà phân phối uy tín, tốt nhất thị trường Việt Nam các nguyên liệu hóa chất, dược phẩm, vật tư khoa học công nghiệp và nguyên phụ liệu khác.

Hotline: 09 06 51 37 88 – 08 88 55 81 86

Địa chỉ:

Văn phòng Hà Nội:

11/132 Mai Dịch – Q. Cầu Giấy – Hà Nội

Văn phòng HCM:

87/7F Phường Tân Thuận Đông – Q7 – TP. Hồ Chí Minh

Product : Nitric Acid

Origin : Korea

- Exterior View : Colorless or lemon yellow stimulus liquid. It is very corrosive, and if it contacts with air, it produces stimulus white gas.
- Molecular Weight : 63.01
- Molecular Formula : HNO3

Nitric Acid is used for metallurgy, concentrated nitric acid, ammonium nitrate, polyurethane, etc. and is used for textile dyes and pigments which is a raw material of paint, ink, cosmetics, etc.



68% NITRIC ACID

HNO3 68.0 % min.
HNO2(NITROUS ACID) 0.03% max.
Fe 6 ppm
IG-RESIDUE 0.02% max.


Packing : 35kg poly can or 280kg PE drum without pallet

Tính chất vật lý của Axit nitric.

  • Là một chất axit độc và ăn mòn, dễ gây cháy. Ở dạng tinh khiết, HNO3 không màu, nếu để lâu trong không khí sẽ có màu hơi vàng do các oxit nitơ tích tụ trên bề mặt.
  • Nếu trong dung dịch có 86% là axit nitric thì được gọi là axit nitric bốc khói, đặc trưng của loại này là bốc khói trắng và axit nitric bốc khói đỏ, tùy thuộc vào số lượng nitơ đioxxit hiện diện trong dung dịch.
  • HNO3 khan tinh khiết (100%) là một chất lỏng với tỷ trọng khoảng 1522 kg/m3 đông đặc ở nhiệt độ -42 °C tạo thành các tinh thể trắng, sôi ở nhiệt độ 83°C.

 

Tính chất hóa học của Acid nitric.

HNO3 là một axit mạnh, nên nó mang đầy đủ đặc điểm của một axit như:

  • Phản ứng với kiềm tạo ra muối và nước.
  • Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
  • Phản ứng với oxit bazo và cacbonat tạo muối
  • Axit nitric không (ngoại trừ một số ngoại lệ) giải phóng hiđrô(H2) khi phản ứng với kim loại và tạo ra các muối thường có trạng thái ôxi hóa cao hơn. Do đó, không nên chứa HNO3 trong các dụng cụ bằng kim loại, thường thì người ta sẽ chứa trong các can nhựa tối màu, điển hình là màu đen.

Ứng dụng của Axit nitric trong công nghiệp.

  • Axit HNO3 thường được ứng dụng để sản xuất thuốc nổ như nitroglycerin, trinitrotoluan và các RDX cũng như phân bón.
  • Acid Nitric được sử dụng trong phòng thí nghiệm, trường học để làm thí nghiệm.
  • Trong kỹ thuật ICP-MS và ICP-AES, axit nitric (với nồng độ từ 0,5% đến 2,0%) được sử dụng như một hợp chất nền để xác định dấu vết kim loại trong các dung dịch. Trong kỹ thuật này cần phải dùng axit nitric cực tinh khiết vì một số lượng ion kim loại nhỏ có thể gây ảnh hưởng đến kết quả phân tích.
  • Axit nitric còn được ứng dụng trong ngành luyện kim và tinh lọc bởi nó phản ứng với phần lớn các kim loại và ứng dụng cả trong việc tổng hợp chất hữu cơ. Khi kết hợp với axit clohyđric, nó tạo thành nước cường toan, một trong những chất phản ứng có thể hòa tan vàng và bạch kim (platinum).
  • Ngoài ra axit nitric còn được dùng làm chất thử màu (colorometric test) để phân biệt heroin và morphine.

Địa chỉ phân phối HNO3 hàng đầu

Thạch An là nhà phân phối uy tín hàng đầu các nguyên liệu, hóa chất phục vụ cho sản xuất công nghiệp hiện nay, trong đó có hóa chất HNO3. Hơn 8 năm phát triển, chúng tôi đã và đang là địa chỉ uy tín cung cấp hóa chất HNO3 ra thị trường Việt Nam hiện nay với chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý nhất thị trường.

Liên hệ ngay với Thạch An theo các số Hotline: 0906513788 hoặc 0888558186 để nhận báo giá sớm nhất và rẻ nhất.

Miền Bắc
Trụ sở chính : 11/132 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Email: thachan@thachan.com
Điện thoại : 0906 513 788
Miền Nam
Chi nhánh : 87/7F, P. Tân Thuận Đông, Q 7, TP HCM
Email: thachan@thachan.com
Điện thoại : 0888 55 8186

Sản phẩm cùng nhóm

Axit nitric - HNO3 68%

☑ Chất lỏng không màu, mùi hắc